TÌNH HÌNH SXKD NĂM 2014 VÀ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

26/11/2015 - 12:05


Năm 2014, nhờ có điều kiện thuận lợi kép từ bên ngoài cùng với sự quyết tâm của cán bộ và công nhân viên trong công ty, công tác sản xuất kinh doanh có nhiều khởi sắc. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 1.753.800 tấn, tăng 5,5% so với năm 2013. Trong đó, sản lượng tiêu thụ xi măng đạt 1.672.600 tấn, tăng 34,9% so với năm 2013 và đạt 121,2% kế hoạch Ngân sách đặt ra.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, tuy chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các thương hiệu xi măng khác nhưng xi măng Vicem vẫn khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Biểu hiện: Sản lượng tiêu thụ xi măng bao dân dụng 7 tháng đầu năm đạt 693.700 tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng tiêu thụ trên các thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên và thị trường xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ 2014.

 

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP:

  1. Định hướng:

Trên đà phát triển của năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015, Công ty CP Vicem Hoàng Mai vẫn không ngừng phấn đấu trong những tháng còn lại để đạt mục tiêu sản lượng 1.900.000 tấn và lợi nhuận 90,5 tỷ đồng trong cả năm.

Bên cạnh việc cố gắng hoàn thành mục tiêu sản xuất tiêu thụ của dây chuyền 1, trong thời gian sắp tới, Vicem Hoàng Mai cũng tích cực chuẩn bị triển khai xây dựng dự án dây chuyền 2 với Tổng công suất 4 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 có công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương gần 2 triệu tấn xi măng/năm.

Dự báo khả năng tiêu thụ xi măng Vicem Hoàng Mai đến năm 2020:

TT

Địa bàn/Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

 

Tổng XM tiêu thụ

1.840.000

2.074.000

2.342.000

2.617.000

2.943.000

3.350.000

 

XM bao

1.227.000

1.404.000

1.585.000

1.825.000

2.037.000

2.342.000

 

XM bao GTNT

50.000

 

 

 

 

 

 

XM rời

563.000

670.000

757.000

792.000

906.000

1.008.000

1

Thanh Hóa

200.000

240.000

288.000

345.000

414.000

496.000

 

XM bao

35.000

50.000

80.000

150.000

180.000

250.000

 

XM rời

165.000

190.000

208.000

195.000

234.000

246.000

2

Nghệ An

1.100.000

1.210.000

1.330.000

1.463.000

1.605.000

1.765.000

 

XM bao

965.000

1.089.000

1.195.000

1.310.000

1.425.000

1.570.000

 

XM bao GTNT

50.000

 

 

 

 

 

 

XM rời

85.000

121.000

135.000

153.000

180.000

195.000

3

Hà Tĩnh

390.000

448.000

516.000

561.000

627.000

728.000

 

XM bao

140.000

161.000

185.000

213.000

245.000

290.000

 

XM rời

250.000

287.000

331.000

348.000

382.000

438.000

4

Q.Bình – Q.Trị

55.000

61.000

67.000

73.000

81.000

89.000

 

XM bao

55.000

61.000

67.000

73.000

81.000

89.000

 

XM rời

0

         

5

KV Phía Bắc, khác

50.000

55.000

61.000

67.000

73.000

81.000

 

XM bao

0

         
 

XM rời

50.000

55.000

61.000

67.000

73.000

81.000

6

Xuất khẩu

45.000

60.000

80.000

108.000

143.000

191.000

 

XM bao

32.000

43.000

58.000

79.000

106.000

143.000

 

XM rời

13.000

17.000

22.000

29.000

37.000

48.000

 

  1. Mục tiêu, chiến lược

Về sản phẩm

  • Duy trì tốt độ ổn định về màu sắc, chất lượng xi măng bao, rời, chuẩn quốc tế ASTM, BS EN.
  •  Cải thiện năng lực xuất xi măng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong thời gian cao điểm về xây dựng.

Về hệ thống phân phối

  • Kiện toàn hệ thống phân phối một cách hiệu quả, rút gọn, phù hợp với định hướng, quy mô phát triển tại địa bàn. Đối với NPP  chính cấp xi măng vào phân khúc dân dụng.
  • Thỏa thuận, phân chia địa bàn với các Nhà phân phối, tránh cạnh tranh nội bộ.
  • Phối hợp với NPP giám soát, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ đúng địa bàn, đúng đối tượng.
  • Phát triển, mở rộng thị trường nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý. Cụ thể:

+   Phát huy lợi thế về cảng biển: Mở rộng thị trường Miền Trung là địa bàn có nhu cầu xi măng lớn, tốc độ phát triển kinh tế cao bên cạnh tìm đối tác xuất khẩu.

+   Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý: Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu Lào

Về công tác phát triển thương hiệu, phát triển thị trường

  • Tập trung nguồn lực để củng cố và phát triển thị trường cốt lõi: Nghệ An, Hà Tĩnh và Nam Thanh Hóa, đặc biệt đối với phân khúc dân dụng với “Chương trình gắn kết dài lâu”.
  •  Căn cứ mục tiêu tiêu thụ năm 2015, Xí nghiệp tiêu thụ sớm làm việc với NPP để xây dựng kế hoạch tiêu thụ xi măng bao, rời cho từng cửa hàng, trạm trộn, công trình tại từng huyện, thị trên địa bàn. Gắn kết chặt chẽ bằng mối quan hệ bền vững để thực hiện thành công các mục tiêu của các bên..
  • Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, chính sách bán hàng, giải đáp thỏa đáng các khiếu nại của khách hàng..
  •  Phối hợp với NPP tăng sản lượng tiêu thụ xi măng rời vào các trạm trộn, công trình, đặc biệt là KKT Nghi Sơn, KKT Vũng Áng.
  • Tiếp tục làm tốt hơn nữa các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, hậu mãi,…
  • Thực hiện tốt văn hóa giao tiếp, phục vụ khách hàng chu đáo tận tình.

Về chính sách bán hàng

  • Xây dựng chính sách chiết khấu, khuyến mại gắn quyền lợi của các NPP với việc phát triển thị trường, tăng sản lượng, thị phần tại Nghệ An, Hà Tĩnh..
  •  Tiếp tục thực hiện các chương trình chăm sóc trực tiếp Nhà phân phối, cửa hàng VLXD: Chính sách khuyến mại, hỗ trợ tiếp thị công trình, dự án, tổ chức cho các NPP, cửa hàng xuất sắc đi du lịch nước ngoài,…

Về nguồn nhân lực và đào tạo

  • Tiếp tục có các chính sách thu hút các nhân sự có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, bán hàng.
  • Mở các khóa đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng về giao tiếp, bán hàng, về phân tích tình hình thị trường và lập báo cáo.
  • Triển khai các chương trình đào tạo cho nhân viên NPP nhằm giảm thiểu thời gian đặt hàng, giải quyết kịp thới các yêu cầu từ khách hàng.